Tiêu âm hội trường nghĩa là gì?
Tiêu âm hội trường là giải pháp giúp loại bỏ âm dội ngược, mang đến âm thanh chất lượng cao, rõ ràng cho người nghe. Hiểu rõ hơn thì hội trường là một không gian dạng ống lớn nên khi có âm thanh được phát ra, sẽ phản xạ vào các bức tường và dội ngược lại. Điều này dẫn đến việc âm thanh đó bị vọng lại, gây nhiễu và khó chịu cho người nghe.
Ngoài ra, số người trong hội trường rất lớn nên người diễn thuyết có xu hướng nói to để át đi tiếng ồn xung quanh, tạo thành một “cuộc chiến âm thanh” đúng nghĩa. Âm thanh với công suất lớn từ hệ thống loa bị dội ngược lại sẽ khiến người nghe cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đầu. Do đó, các vật liệu tiêu âm ra đời để khắc phục tình trạng này.
Tiêu âm hội trường là thiết kế, thi công âm thanh cho cho không gian lớn
Vì sao cần thực hiện tiêu âm hội trường?
Theo lý thuyết, mức cường độ âm thanh được quy định bởi các yếu tố bao gồm: tần số, bước sóng, chu kì, vận tốc lan truyền. Do đó, cường độ càng lớn thì tác động đến tai người càng nhiều.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ âm thanh an toàn cho tai người là nhỏ hơn 65 dB. Nếu bạn nghe âm thanh lớn hơn 85 dB liên tục trong 6 tiếng mỗi ngày có thể gây ù, đau nhức tai và từ 140 dB trở lên sẽ gây điếc. Do đó, tiêu chuẩn âm thanh hội trường tốt nhất trong khoảng 60 - 65 dB. Cường độ âm thanh này có thể đạt được khi xử lý tiêu âm hội trường tốt.
Ngoài ra, việc xử lý tiêu âm cho hội trường còn mang đến hiệu quả giao tiếp tốt giữa thính giả và diễn giả. Âm dội, âm trầm, tạp âm được hấp thụ tốt, giúp tăng chất lượng và âm thanh truyền đi xa hơn trên khán đài. Điều này góp phần tạo một buổi hội thảo, sự kiện thành công hơn.
Tiêu âm tại hội trường giúp cường độ âm thanh dễ chịu hơn cho người nghe
Nguyên tắc xử lý tiêu âm hội trường cơ bản
Theo các chuyên gia âm học chia sẻ thì nguyên tắc xử lý tiêu âm hội trường là sử dụng đan xen giữa các vật liệu rắn và khí. Từ đó, âm thanh truyền qua từng vật liệu sẽ liên tục bị thay đổi tạo thành một phản xạ âm. Điều này giúp âm thành truyền đi giảm dần và bị hấp thụ gần như hoàn toàn cho đến hết hệ thống cách âm.
Giải pháp tiêu âm hội trường hiệu quả bằng các vật liệu tiêu âm
Hội trường là một không gian lớn nên đòi hỏi kỹ thuật tiêu âm phải tốt để đảm bảo hiệu quả. Bất kỳ kết cấu nào của công trình này cũng cần được xử lý vật liệu phù hợp để đảm bảo tiêu âm và các tính năng như: chống thấm, tính cách nhiệt, kháng nấm, khuẩn,...
Tiêu âm trần hội trường
Một giải pháp tốt về cả thẩm mỹ và kinh tế là sử dụng trần thạch cao. Thiết kế này đảm bảo sự phân bố đồng đều của năng lượng âm phản xạ đến các chỗ ngồi khán giả, đặc biệt là những ghế ở phía sau của khán phòng. Việc rút ngắn các tia phản xạ đến ghế ngồi tác động tích cực đến cường độ âm thanh, tăng cường độ rõ của âm thanh.
Thạch cao cũng là vật liệu dễ thi công và có khả năng tạo hình tốt. Thiết kế của trần thạch cao cũng có thể được điều chỉnh để tăng độ nghiêng về phía tường sau, tạo ra sự nghiêng dần của các tần số cao trong âm thanh và phản xạ tới các thính giả ở phía sau phòng.
Trần thạch cao thường được lựa chọn vì có tính thẩm mỹ cao
Tiêu âm sàn hội trường
Việc xem xét tiêu âm cũng rất quan trọng đối với sàn hội trường. Thảm trải là vật liệu hút âm hiệu quả cho cả âm thanh đi lên và xuống. Nếu sử dụng sàn gỗ, cần lưu ý đính kèm một lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, PVC... dưới lớp gỗ để tăng cường khả năng tiêu âm.
Tiêu âm tường bên hội trường
Để đạt được hiệu quả tiêu âm và khuếch đại âm tốt hơn, nên bố trí tường với các bề mặt gấp khúc. Các mặt nghiêng đối diện với nguồn âm cần được xử lý bằng vật liệu hút âm 100%, chẳng hạn như bố trí tấm tiêu âm bọc nỉ hoặc gỗ tiêu âm để không cho các âm thanh phản xạ trở lại.
Ngoài ra, có thể sử dụng các vật liệu tiêu âm khác như xốp XPS, mút xốp gai, mút xốp trứng tiêu âm với phương pháp thi công nhiều lớp. Rèm nội thất cũng là một giải pháp đáng lưu tâm trong trường hợp này.
Các mặt nghiêng đối diện với khán giả có thể được xử lý bằng vật liệu phản âm để tận dụng năng lượng phản âm bậc 1 cho các dãy ghế cuối phòng, nâng cao độ rõ. Có thể sử dụng vách gỗ dán để trường âm và khuếch tán âm cao.
Tường cũng cần được quan tâm khi tiêu âm hội trường
Tiêu âm tường hậu hội trường
Các âm thanh phản xạ liên tục từ trần và tường sau (hoặc tường lan can ban công) có thể tạo ra tiếng dội khó chịu với thời gian trễ lớn đối với các thính giả phía trước. Để giảm thiểu hiện tượng này, ta có thể sử dụng vật liệu hút âm mạnh như bông khoáng, mút trứng, mút gai và bố trí chúng trên tường sau và lan can ban công của phòng thính giả.
Vật liệu nào thường dùng để tiêu âm hội trường?
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu dùng để tiêu âm cho phòng hội trường như: thạch cao, len gỗ, rèm vải,... Trong đó, sử dụng phổ biến nhất phải kể đến gỗ tiêu âm và tấm tiêu vải.
Vật liệu tiêu âm phổ biến nhất hiện nay là gỗ tiêu âm. Bề mặt phủ Veneer, Melamine, Laminate giúp cho gỗ có tính thẩm mỹ cao. Với màu sắc tự nhiên và vân gỗ sang trọng, gỗ tiêu âm phù hợp với không gian trang trọng, hội nghị. Các kiểu tiêu âm phổ biến bao gồm đục lỗ, xẻ rãnh và cắt soi ô nhỏ. Tuy nhiên, giá thành của gỗ tiêu âm khá cao, đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong việc thi công. Kỹ thuật thi công cũng là một yếu tố quan trọng đối với những công trình lớn.
Tấm tiêu âm gỗ có kiểu dáng sang trọng, khả năng hấp thụ âm hiệu quả
Tấm nỉ tiêu âm là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế trang trí âm thanh. Với hệ số tiêu âm trên 0.8, đây là một yếu tố quan trọng trong việc chọn vật liệu tiêu âm. Bề mặt tấm tiêu âm được bọc bằng lớp vải nỉ đa dạng màu sắc và hoa văn để tạo nên nhiều lựa chọn thiết kế. Bên cạnh đó, vải nỉ còn có khả năng chống cháy được ưu tiên lựa chọn bởi các chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc thi công tấm nỉ đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt là khi sử dụng cho trần tiêu âm, vì việc bắt độc lập từng tấm trên trần là rất khó khăn.
Tiêu âm hội trường là công việc quan trọng giúp âm thanh to, rõ ràng hơn mang lại cảm giác dễ chịu cho người nghe. Hiện nay, có nhiều vật liệu tiêu âm hội trường được sử dụng phổ biến. Liên hệ Tiêu Âm Phúc Nhân để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.