Phòng nghe nhạc tiêu chuẩn là gì?
Một không gian thưởng thức âm nhạc chuyên nghiệp và đẳng cấp chắc hẳn là mong muốn của rất nhiều người. Để có thể sở hữu một phòng nghe nhạc đạt chuẩn, ta sẽ cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể:
- Diện tích phòng từ 15m2 trở lên. Đây là diện tích tối thiểu nhằm đảm bảo có đủ không gian để đặt các loa cách nhau ít nhất 3m, cách tường 1m và cách người ngồi khoảng 3,5m.
- Trần của phòng nghe nhạc phải được thiết kế cao và thông thoáng. Lưu ý trần của phòng nghe nhạc không nên thiết kế theo dạng vòm.
- Sàn nhà được trải thảm để có thể hấp thụ sóng âm tần số cao đồng thời hạn chế được tình trạng “rung âm” giữa sàn và trần.
- Mặt trước của tường và các vị trí cửa sổ nên treo một tấm màng mỏng.
- Mặt tường sau lưng người nghe nên lắp đặt thêm vật liệu hấp thụ âm để tránh tình trạng âm thanh bị phản xạ ngược về tai người nghe.
- Các thiết bị xử lý âm thanh nên được đặt ở các vị trí như: phía sau hệ thống loa hoặc góc tường.
- Đo đạc và tính toán khoảng cách phù hợp giữa vị trí của loa và mặt tường.
- Không đặt các vật có tính phản xạ ở gần loa.
- Bộ khuếch đại công suất cũng phải đặt phía sau loa.
- Điều chỉnh độ sáng của căn phòng ở mức hơi tối để hạn chế rung thanh.
Hướng dẫn cách bố trí các thiết bị trong phòng nghe nhạc chuẩn
Các thiết bị âm thanh là thành phần không thể thiếu để tạo nên một phòng nghe nhạc đạt chuẩn. Việc đặt sai vị trí của các thiết bị hỗ trợ này sẽ làm giải chất lượng âm thanh và mang đến trải nghiệm không tốt cho người nghe. Do vậy, hãy cùng Tiêu âm Phúc Nhân áp dụng các kiến thức dưới đây để bố trí phòng nghe nhạc thật hiệu quả!
Cách đặt loa
Như đã đề cập ở phần trên, một phòng nghe nhạc tiêu chuẩn phải có kích thước tối thiểu 15m2 trở lên. Đây là diện tích phòng tiêu chuẩn đủ để đặt các loa cách nhau 3m và cách người ngồi khoảng 3,5m.
Hiện nay có nhiều kiểu dáng và kích thước loa khác nhau. Nhưng nhìn chung, cách thức đặt vị trí của loa cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc như sau:
- Đặt loa cách xa tường nhà để hạn chế tình trạng dội âm Bass.
- Đeo tai nghe để kiểm tra khoảng cách giữa các loa đã phù hợp chưa.
- Loa nghe nhạc đặt hướng về phía người ngồi.
- Tâm màng loa cần đặt cao ngang ngực của người nghe.
- Sau lưng người ngồi càng có nhiều khoảng trống thì càng tốt.
- Đặt một tấm hút âm bằng mút hoặc xốp để hạn chế tình trạng âm thanh dội ngược lại.
Việc bố trí loa, amply cũng cần áp dụng nguyên tắc nhất định
Cách đặt thiết bị Amply
Amply là bộ khuếch đại công suất cho âm thanh. Mỗi không gian phòng nghe nhạc sẽ phù hợp với những dòng amply công suất khác nhau. Cụ thể, các phòng nghe nhạc tiêu chuẩn với diện tích dưới 20m2 sẽ phù hợp với các dòng amply công suất nhỏ. Ngược lại, không gian có diện tích từ 35m2 nên sử dụng amply công suất cao hơn để âm thanh phát ra đều và sắc nét hơn.
Thông thường, amply được lắp đặt cạnh hệ thống loa để dễ dàng điều chỉnh. Loa và amply sẽ được kết nối với nhau bằng dây loa. Hiện nay, để đánh giá chất lượng dây loa, ta phải dựa vào nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau như: thương hiệu sản xuất, chất liệu chế tạo, công nghệ sản xuất, tiết diện dây loa,... Trong đó, để đảm bảo được chất lượng âm thanh thì tiết diện dây loa phải tỷ lệ thuận với độ dài dây. Cụ thể, những dây loa có chiều dài từ 5m trở xuống nên chọn tiết diện dây khoảng 1,5mm2. Trường hợp dây loa có chiều dài trên 5m, tiết diện dây 2,5mm2 mới có thể phù hợp.
Vị trí của một số thiết bị khác
Bên cạnh loa và amply, một phòng nghe nhạc đẹp sẽ còn cần lắp đặt thêm một số thiết bị hỗ trợ như: đầu đĩa, bộ lọc âm thanh và các thiết bị khác.
Thông thường, các thiết bị âm thanh như amply, đầu đĩa hay bộ lọc âm thanh sẽ được đặt trong các tủ trang trí bằng gỗ hoặc kính. Các mẫu kệ tủ để dàn âm thanh nên được đặt ở giữa phòng. Đồng thời nên chọn các mẫu tủ không có cửa hoặc nếu có thì nên khoan lỗ để hạn chế tình trạng thiết bị bị nóng khi sử dụng.
Thiết kế phòng nghe nhạc đẹp, sang trọng còn được thể hiện qua cách bố trí loa, amply và các thiết bị âm thanh khác. Cách sắp xếp đơn giản nhất đó là đặt màn hình tivi trên kệ tủ, loa được đặt ở 2 bên và cách tường sau khoảng 1m, cách người ngồi khoảng 3m.
10 nguyên tắc thiết kế phòng nghe nhạc đẹp, đạt tiêu chuẩn
Để thiết kế một phòng nghe nhạc đẹp đồng thời đạt chuẩn chất lượng âm thanh không phải là điều dễ dàng. Thay vào đó, bạn sẽ phải áp dụng một vài nguyên tắc nhất định trong thiết kế để tạo nên một không gian trải nghiệm âm thanh chuyên nghiệp và sắc nét. Cụ thể, các nguyên tắc nên được áp dụng bao gồm:
Hạn chế các hiện tượng rung chấn
Rung chấn là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các thiết bị âm thanh. Do vậy cần xử lý tác nhân này khi thiết kế phòng nghe nhạc bằng cách bố trí hệ thống loa càng xa thiết bị nguồn càng tốt. Điều này là bởi khi đặt loa quá gần với thiết bị nguồn như đầu đĩa CD, DVD,... sẽ tạo ra ngoại chấn tác động đến hiệu suất hoạt động của thiết bị.
Bố trí hệ thống loa càng xa thiết bị nguồn càng tốt
Lúc này, âm thanh rất dễ bị biến đổi âm sắc, thậm chí là bị méo tiếng rất khó chịu. Việc hạn chế hiện tượng rung chấn mang đến chất lượng âm thanh cân bằng, giúp người nghe trải nghiệm âm thanh chuyên nghiệp và sắc nét.
Vị trí nghe và không gian trình diễn tốt nhất
Một vị trí nghe nhạc lý tưởng là vị trí cho phép người nghe cảm nhận được cường độ âm thanh tốt nhất. Cụ thể, cường độ âm thanh truyền từ loa cho đến tai người nghe lớn hơn hoặc bằng các sóng âm được phản xạ từ trần, tường và sàn nhà. Để tiếp cận âm thanh hiệu quả nhất, người nghe có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn. Lúc này, người nghe có thể cảm nhận rõ hơn âm thanh và chiều sâu của không gian trình diễn.
Giảm chói ở dải cao
Một mẹo nhỏ trong thiết kế phòng nghe nhạc để giảm tiếng âm treble bị chói đó chính là sử dụng thảm lót sàn đồng thời tránh sử dụng loa thiết kế bass reflex trong không gian nhỏ. Điều này là bởi, khi khoảng cách giữa các bức tường quá hẹp, tần số cộng hưởng sẽ dễ bị trùng với tần số của loa gây âm thanh chói gắt. Ngoài ra cần lưu ý, độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người nghe.
Không đặt loa song song với cạnh tường
Một trong những sai lầm khi bố trí phòng nghe nhạc đó chính là đặt loa song song với cạnh tường. Cách bố trí hệ thống loa như vậy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cộng hưởng, khiến cho âm thanh bị pha tạp nhiều âm sắc khác nhau. Do vậy, âm thanh khi được truyền đến tai người nghe không còn sắc nét và rõ ràng. Cách bố trí tốt nhất là đặt loa hướng đến vị trí ngồi của người nghe một góc 15 - 20 độ. Đây cũng là cách mà các chuyên gia kỹ thuật kiểm tra thông số của dàn loa nghe nhạc.
Loa nên đặt hướng vào vị trí ngồi nghe một góc 15 - 20 độ
Giảm trầm đối với loa có thiết kế bass reflex
Với các dòng loa bass reflex có thiết kế lỗ hơi phía sau, bạn nên dùng mút xốp hoặc vải thừa để chèn vào lỗ thông hơi này. Bằng cách này, bạn có thể giảm được từ 30 - 50 Hz cộng hưởng thùng loa.
Khoảng cách từ vị trí nghe tới hai loa phải bằng nhau
Nguyên tắc tiếp theo cần lưu ý trong thiết kế phòng nghe nhạc đó là xác định khoảng cách từ người nghe đến 2 loa bằng nhau. Nguyên tắc này được áp dụng nhằm đảm bảo mang đến hiệu ứng âm thanh chất lượng cao cùng không gian trình diễn hiệu quả. Nếu phòng sử dụng thảm lót sàn, bạn có thể đánh dấu vị trí dàn loa bằng bút để không mất thời gian xác định lại sau khi vệ sinh phòng.
Thường xuyên kiểm tra độ cộng hưởng của phòng
Thiết kế phòng nghe nhạc đẹp và chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở khâu hoàn tất thi công. Thay vào đó, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên độ cộng hưởng phòng để kịp thời tìm ra vấn đề và khắc phục. Cách đơn giản nhất để kiểm tra độ cộng hưởng phòng chính là vỗ tay. Nếu tiếng vỗ tay của bạn bị kéo dài, điều này đồng nghĩa âm thanh cộng hưởng phòng chưa đạt chuẩn và cần khắc phục.
Tránh đặt các thiết bị âm thanh gần tường
Đây là một trong những nguyên tắc không quá mới nhưng vẫn được áp dụng hiệu quả trong thiết kế phòng nghe nhạc. Theo đó, bạn cần tránh đặt các thiết bị âm thanh ở các vị trí như góc tường, góc cầu thang, tường nhà,... Mục đích là để giảm tiếng bass và hạn chế tình trạng âm thanh bị méo.
Các thiết bị âm thanh không đặt quá gần các bức tường
Tránh cộng hưởng phòng nghe
Mỗi thiết bị loa trong hệ thống rất dễ tạo sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng, dẫn đến tình trạng nhiễu âm thanh. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần đặt hướng mặt loa vào vị trí ngồi để tạo thành tam giác với góc 15 độ. Trường hợp đã điều chỉnh những vẫn còn âm dội, bạn có thể chỉnh loa sang 20 độ.
Xử lý cách âm, tiêu âm trong phòng nghe nhạc
Xử lý cách âm
Cách âm là sự chặn đứng âm thanh truyền qua lại giữa hai không gian riêng biệt. Cụ thể ở đây là không gian phòng nghe nhạc và không gian bên ngoài. Bước xử lý cách âm là cực kỳ quan trọng để hạn chế tiếng ồn làm phiền đến người xung quanh. Hiện nay có nhiều phương pháp cách âm hiệu quả cho phòng nghe nhạc, cụ thể:
- Sử dụng rèm che, màn cách âm hoặc một số vật dụng có khả năng hút âm để làm giảm tiếng ồn.
- Lắp đặt hệ cửa cách âm cho không gian.
- Cách âm trần nhà bằng cách sử dụng các vật liệu cách âm như: bông khoáng, cao su non, bông thủy tinh.
- Sử dụng các vật liệu dày (từ 12mm trở lên) để lát sàn như: gỗ, nhựa đặc, thảm lót sàn giúp hấp thụ bớt âm thanh.
- Sử dụng thảm cách âm để ngăn sóng âm thanh bên ngoài xâm nhập vào trong phòng.
Sử dụng rèm che, màn cách âm để tránh ảnh hưởng đến xung quanh
Xử lý tiêu âm, tán âm
Hiện nay có nhiều phương pháp tiêu âm, tán âm phòng nghe nhạc để mang đến trải nghiệm âm thanh chuyên nghiệp và tốt nhất, cụ thể:
- Để khắc phục được tình trạng âm thanh bị méo do sóng âm phản xạ, bạn nên sử dụng các vật liệu tiêu âm phòng nghe nhạc như: tấm tiêu âm vải, tấm tiêu âm gỗ, tấm tiêu âm trần,...
- Sử dụng các tấm thảm dày để hấp thụ âm thanh thay vì âm thanh sẽ phản xạ lại bề mặt và rung động khắp các bức tường.
- Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thảm lót sàn hoặc mút tiêu âm để lắp đặt cho tường và trần nhà.
- Đặt Basstrap ở góc phòng để hạn chế âm trầm đi sang phòng bên cạnh.
- Hai phía tường có thể trang trí thêm hộp tán âm hoặc kệ, tủ sách.
Xử lý tiêu âm phòng nghe nhạc
Thiết kế phòng nghe nhạc tiêu chuẩn tại Tiêu Âm Phúc Nhân
Áp dụng những nguyên tắc trên đây có thể phần nào giúp bạn bạn tạo nên không gian phòng nghe nhạc đẹp cùng chất lượng âm thanh tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo không gian thưởng thức âm nhạc đạt chuẩn và chuyên nghiệp thì cần áp dụng thêm nhiều kiến thức và kỹ thuật thi công.
Công ty Tiêu âm Phúc Nhân tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Tiêu âm tại thị trường Việt Nam. Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ nhân viên kỹ sư của Tiêu âm Phúc Nhân đã thiết kế và thi công tiêu âm cho hơn 500 dự án. Trong đó, có vô số đối tác là các công ty giải trí hàng đầu, các nghệ sĩ và người nổi tiếng top đầu tại Việt Nam.
Tiêu âm Phúc Nhân mang đến giải pháp thiết kế - thi công phòng nghe nhạc đẹp, chuyên nghiệp và đẳng cấp
Tại đây, chúng tôi tập trung mang đến không gian trải nghiệm âm thanh sắc nét, chuyên nghiệp và đẳng cấp trong nhiều lĩnh vực như:
- Thiết kế - thi công phòng thu âm Mix - Master Pro, phòng hậu kỳ âm thanh, phòng nghe nhạc, phòng karaoke gia đình,...
- Thiết kế - thi công phòng xem phim, phòng chiếu phim tại nhà,...
- Tiêu âm các công trình xã hội: Trường học, Bệnh viện, Nhà hàng, Hội trường, Phòng họp,...
- Cung cấp các thiết bị tiêu âm, tán âm, bàn ghế phòng thu, basstrap,...
Tiêu âm Phúc Nhân cam kết với Quý khách hàng về chất lượng dịch vụ hàng đầu, đẳng cấp và đạt chuẩn quốc tế. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết kế phòng nghe nhạc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!